Vài nét về hệ thống pháp luật của Pháp

Pháp nằm trong hệ thống Dân luật (Luật Châu Âu lục địa), hệ thống luật giữ vai trò quan trọng trên thế giới hiện nay (59% dân số thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi hệ thống pháp luật này).

132 1 Vai Net Ve He Thong Phap Luat Cua Phap

Dân luật, kế thừa trực tiếp từ hệ thống Luật La Mã cổ đại được hiểu là hệ thống chủ yếu dựa trên các văn bản viết và dần được pháp điển hóa theo thời gian, có giá trị pháp lý bắt buộc.

Hệ thống Pháp luật của Pháp nhìn tổng thể được chia làm hai nhánh chính : Luật công và luật tư.

- Luật công điều chỉnh hệ thống tổ chức quyền lực của Nhà nước và mối quan hệ giữa các cá nhân với Nhà nước. Các quy phạm được ban hành nhằm thỏa mãn lợi ích chung và mang tính chất bắt buộc. Sự vi phạm sẽ bị trừng phạt theo hệ thống tòa hành chính của Pháp. Một số ngành luật thuộc hệ thống luật này : Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Tài chính công…

- Luật tư điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân là thể nhân hoặc pháp nhân (ví dụ : các công ty hay các hiệp hội). Các quy tắc được ban hành nhằm chủ yếu thỏa mãn quyền lợi cá nhân. Sự vi phạm các qui định sẽ bị điều chỉnh bởi hệ thống tòa tư pháp của Pháp. Một số ngành luật thuộc hệ thống này gồm: dân sự, thương mại, lao động…

Về thứ bậc các văn bản quy phạm Pháp luật, có thể xếp hệ thống Pháp luật của Pháp theo hình tháp, bao gồm các văn bản cơ bản sau :

  • Hiến pháp cùng các văn bản đi kèm,
  • Điều ước và hiệp ước quốc tế,
  • Luật Cộng đồng Châu Âu,
  • Luật thông qua bởi Quốc hội Pháp,
  • Nghị định, Quyết định của Chính phủ,
  • Các văn bản hành chính khác của các cơ quan cấp dưới …

Văn bản đứng trước có giá trị cao hơn và bác bỏ các văn bản phía sau trong trường hợp có mâu thuẫn trong quy định.

Về hệ thống cơ quan tư pháp, Pháp là nước có sự tồn tại hai hệ thống cơ quan khá đặc biệt : Tòa hành chính và Tòa tư pháp. Việc phân chia thành hai cơ quan riêng biệt này xuất phát từ mong muốn có một sự độc lập và khách quan trong hoạt động tư pháp và có nguồn gốc từ chủ thuyết tam quyền phân lập.

Tòa hành chính chuyên xét xử các tranh chấp giữa một bên là nhà nước, các cơ quan hành chính lãnh thổ, các cơ sở công (bao gồm cả thể nhân và pháp nhân) với các cá nhân. Mặt khác, tòa cũng giải quyết các tranh chấp giữa các pháp nhân chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống luật công với nhau.

Tòa tư pháp chuyên xét xử các vụ việc thuộc lĩnh vực hình sự và các tranh chấp giữa các cá nhân. Tòa tư pháp có thể can thiệp trong lĩnh vực tranh tụng hay trong một số lĩnh vực liên quan tới quyền nhân thân (cấp giấy tờ cho phép thay đổi chế độ hôn nhân). Tòa tư pháp gồm hai cấp, cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Ngoài hai hệ thống cơ quan tư pháp kể trên, ở Pháp còn tồn tại Tòa án giải quyết tranh chấp (tribunal des conflits). Tòa án này có nhiệm vụ xác định xem vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án nào trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Trong những năm gần đây, hệ thống Pháp luật của Pháp đã có một số thay đổi, đặc biệt là có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ phía Luật cộng đồng do có sự tác động mạnh mẽ của những thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội…

Theo: vietnamexport.com

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài