Xin VISA đoàn tụ gia đình tại Pháp

Đoàn tụ gia đình – mong muốn của nhiều người – đưa người thân sang ở cùng bên Pháp khi đã định cư và có thu nhập cũng như một cơ ngơi ổn định. Thông thường bạn có thể bảo lãnh vợ hoặc chồng cùng con cái của hai vợ chồng sang đoàn tụ gia đình (trong trường hợp bạn kết hôn với người Pháp, người kia có thể bảo lãnh con riêng của bạn qua đoàn tụ).

426 Content P

1. Người ở Pháp bảo lãnh cho người thân ở Việt Nam sang đoàn tụ

1.1. Điều kiện cho người bảo lãnh.

Đoàn tụ gia đình trong trường hợp người thân được bảo lãnh sinh sống tại Việt Nam.
Người bảo lãnh phải đinh cư hợp pháp tại Pháp ít nhất là 18 tháng.

Khi nộp giấy tờ hồ sơ làm thủ tục đoàn tụ, người bảo lãnh cần cung cấp các giấy tờ:

✦ Một trong các loại thẻ căn cước (titre de séjour) hợp pháp được cấp cho: salarié (đi làm hưởng lương), vie privée et familiale (sống cá nhân và gia đình), étudiant (sinh viên), profession artistique ou culturelle (nghề nghiệp nghệ thuật và văn hóa), commerçant (thương nhân) hoặc giấy chứng nhận đang gia hạn các giấy tờ kể trên.

✦ Thẻ cư trú 10 năm

✦ Giấy tờ chứng minh nhà ở của người bảo lãnh đủ để cho những người được bảo lãnh sinh sống

✦ Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh đủ để bảo lãnh cho những người sang đoàn tụ có thể sinh sống tại Pháp trong thời gian chưa đi làm, nếu có con nhỏ cần phải tính đến chi phí học tập của các con. Tính thu nhập theo khoản tiền thực lĩnh – lương net, sau khi đã trừ hết các khoản phí như bảo hiểm, thuế thu nhập… Và mọi khoản hỗ trợ CAF (với các sinh viên) sẽ không được tính trong thu nhập.

Điều kiện tối thiểu là mức lương SMIC (1139.21 €) cho 12 tháng trước khi nộp hồ sơ, cho một gia đình 2-3 người và ít nhất là 22 m2 cho 1 cặp vợ chồng chưa/ hoặc không có con. (thông thường bạn cần tính khoảng 15m2 cho 1 người,và thêm một người sẽ cộng thêm 9m2 nữa.

✦ Nếu người bảo lãnh là người hưởng trợ cấp tàn tật (AAH hoặc Asi) thì họ được miễn về tài liệu kê khai thu nhập.

1.2. Điều kiện cho người được bảo lãnh.

✓ Người được bảo lãnh phải là vợ/ chồng của người bảo lãnh và phải trên 18 tuổi vào lúc nộp hồ sơ.

✓ Con chung (hoặc con riêng) của một trong hai người phải là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) vào lúc nộp hồ sơ.

✓ Nếu người được bảo lãnh có thu nhập ở Việt Nam, và nhất nếu họ vẫn tiếp vẫn tiếp tục nhận khoản này sau khi sang Pháp thì nên ghi vào trong hồ sơ .

Trường hợp bảo lãnh cho con riêng của vợ/chồng:

✓ Bố/mẹ của đứa con đó đã mất, hoặc đã bị tước quyền làm bố/mẹ

✓ Người bảo lãnh và người được bảo lãnh được quyền nuôi đứa bé theo phán quyết li hôn với vợ/chồng cũ và được người vợ/chồng cũ đồng ý cho con sang Pháp đoàn tụ.

2. Đoàn tụ gia đình khi người được bảo lãnh hiện ở Pháp

Đây là trường hợp hai người nước ngoài cùng kết hôn, mỗi người có titre de séjour ít nhất 1 năm và người được bảo lãnh có titre étudiant hoặc visiteur.

☆ Nếu hai người có con chung thì con cũng được hưởng đoàn tụ gia đình.
☆ Người bảo lãnh phải đinh cư hợp pháp tại Pháp ít nhất là 18 tháng.
☆ Giấy tờ chứng minh nhà ở của người bảo lãnh.
☆ Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
☆ Nếu người bảo lãnh là người hưởng trợ cấp tàn tật thì họ được miễn về tài liệu kê khai thu nhập.
☆ Thời gian xét hồ sơ có thể kéo dài đến 6 tháng, có khi sau khi hết hạn tire se déjour của người được bảo lãnh.
☆ Khi đi nộp hồ sơ, bạn nhớ xin justificatif de dépôt để chứng minh là đã nộp hồ sơ lúc titre còn hạn.

Thông tin trong bài viết của mình chỉ mang tính chất tham khảo và là những thông tin chung nhất. Đối với mỗi trường hợp các gia đình khác nhau thì chính sách đoàn tụ cũng rất khác nhau. Chính vì vậy bạn cần chắc chắn về mọi giấy tờ trước khi nộp hồ sơ để có hồ sơ tốt nhất khi đi nộp cho tổ chức OFIl. Hồ sơ xin đoàn tụ gia đình phải được nộp tại OFFI thuộc nơi cư trú của người bảo lãnh.

Theo phapchd

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài