Tại sao mỗi gia đình nên có một giá sách?

Vài năm trước, tôi đã thêm một giá sách vào phòng ngủ của mình. Khi đó, giá sách trong phòng ngủ khá to và đã chất đầy sách. Vậy mà còn rất nhiều cuốn sách không có nơi nào để cất giữ, chỉ có thể để chúng trong tủ hoặc chất thành đống ở những nơi khác trong phòng. Vì vậy, việc mua chiếc giá sách này là hoàn toàn cần thiết.

Tủ sách mới đã làm giảm tải cho giá sách, nhưng chỉ là tạm thời thôi. Chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện ra mình đã lại mua chiếc tủ sách thứ ba. Thật không may, không gian trên tủ sách mới này cũng đang biến mất nhanh chóng. Có thể sẽ có một tủ sách khác trong tương lai, nhưng có lẽ tôi phải sắp xếp khéo léo một chút mới tìm được chỗ cho tủ sách này.

Tôi nghĩ bài viết gần đây của Dorie Chevlen "Hãy vứt bỏ những cuốn sách của bạn đi" đăng trên Slate được viết dành cho những 'chuột nhắt' (những người thích sưu tầm đồ linh tinh và không thích vứt bỏ đồ đạc) hay 'mọt sách' như tôi. Cô Chevlen dường như đang áp dụng cách tiếp cận của Marie Kondo (Marie Kondo - chuyên gia lưu trữ Nhật Bản) trong việc xử lý những đồ linh tinh, bừa bộn, cô cho rằng chúng “nên được mang ra khỏi nhà ngay khi đọc xong”.

Mặc dù tôi có thể hiểu được phần nào mong muốn giảm bớt sự bừa bộn và chia sẻ nó với những người khác của cô Chevlen, nhưng tôi nghĩ quan niệm vứt sách ngay khi đọc xong của cô đã làm giảm giá trị của cuốn sách. Chúng không chỉ là những đồ trang trí được đóng bìa đẹp mắt trên giá sách; trên thực tế, sách nuôi dưỡng một lối tư duy, một lối tư duy đã bị thất lạc trong nền văn hóa của chúng ta. Lối tư duy này có thể được khuyến khích và nuôi dưỡng bằng cách sưu tầm sách cho trẻ em cũng như cho chính chúng ta. Điều này rất quan trọng đối với sự trường tồn của toàn bộ hệ thống xã hội, như các tác phẩm của C.S Lewis (một tác giả, nhà thơ và nhà biện hộ nổi tiếng người Anh) đã chứng thực điểm này.

1 Tai Sao Moi Gia Dinh Nen Co Mot Gia Sach

Sách mang lại vô số lợi ích cho mọi giai đoạn của cuộc đời. (Biba Kayewich)

Sách thách thức tư duy của chúng ta

Ông C.S Lewis đã viết trong cuốn sách 'Niềm vui kinh ngạc' (Surprised by Joy): “Nếu một thanh niên muốn duy trì thân phận người vô Thần mà không đánh mất niềm tin thì phải cẩn thận khi đọc” (bởi vì) “ở khắp mọi nơi đều là cạm bẫy”. Nói cách khác, ở bên những cuốn sách có thể mở rộng tầm nhìn và mở rộng tư duy của chúng ta.

Là một nhà nghiên cứu và nhà văn, tôi đã đọc nhiều tác phẩm kinh điển trong nhiều năm. Lẽ ra tôi có thể gạch bỏ chúng khỏi danh sách sách bằng một nét bút, rồi vỗ ngực tự an ủi, cuối cùng đã chinh phục thành công một tập kinh điển nào đó. Nhưng trên thực tế, khi kinh nghiệm sống của tôi ngày càng tăng lên, hoặc khi tôi đối mặt với những thử thách mới, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều tác phẩm này, và có được những hiểu biết mới từ chúng. Như ông Lewis gợi ý, sách có thể thách thức tư duy của chúng ta. Nếu một người có thể lấp đầy phòng học của mình bằng những cuốn sách hay, và đọc chúng thường xuyên, nguồn trí tuệ sẽ không ngừng nuôi dưỡng tinh thần của người đó, khiến tâm trí họ tràn đầy sức sống tươi mới, và người đó có thể bình tĩnh đối phó với những cuộc chiến tư tưởng (ý thức) không ngừng tăng lên.

Sách lưu giữ những kỷ niệm đẹp

"Thật là một cảm giác tuyệt vời khi đọc lại một cuốn sách và gợi lại những ký ức ẩn giấu trong tiềm thức của mỗi người". Nhà văn Lewis viết trong một bức thư gửi cho Arthur Greeves rằng một cuốn sách nào đó khiến ông nhớ đến hai cảnh người ta từng đi dạo cùng nhau, "bởi vì vào thời điểm đó tôi đang đọc cuốn sách này".

Tôi đồng cảm với điều này. Những bãi biển đầy đá của Hồ Superior làm tôi nhớ đến Jane Eyre vì chính ở đó, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với tác phẩm kinh điển này. Tôi nhặt cuốn "The Story of Holly and Ivy" (Câu chuyện của Holly và Ivy), vào dịp lễ Giáng sinh khi tôi còn nhỏ, tôi và mẹ đã thức khuya để đọc nó bên cạnh cây thông Noel. Ngoài ra còn có những cuốn sách bị rách trang và có nhiều gạch chân. Chúng gợi cho tôi nhớ về những năm tháng khó khăn đó, đồng thời cũng nhắc nhở tôi về việc ánh sáng chân lý truyền tải trong cuốn sách đã xua tan sương mù khi tôi cảm thấy chán nản như thế nào, và tôi cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về điều này.

Vì vậy, việc chăm sóc sách và cất giữ cẩn thận trong thư viện của chính mình có thể giúp chúng ta nhìn lại quá khứ. Trong suốt cuộc đời, sách giúp chúng ta ghi lại sự phát triển về tinh thần, tâm lý, thể chất và cảm xúc của mình.

Sách giúp chúng ta trân trọng cái đẹp

“Những người không có nền tảng văn học…chỉ đọc sách một lần”, Lewis viết trong ‘Một thế giới khác' (Of Other Worlds): “Chúng tôi không hoàn toàn đánh giá cao một câu chuyện trong lần đọc đầu tiên,” ông tiếp tục, “Chỉ đến khi sự tò mò và mong muốn kể chuyện thuần túy được thỏa mãn và trầm tĩnh, chúng ta mới có thời gian rảnh rỗi để đánh giá một cách cẩn thận vẻ đẹp thực sự (của cuốn sách)."

Tôi rất tán đồng với điều này. Bộ truyện ‘Anne tóc đỏ dưới Chái nhà xanh' (Anne of Green Gables) của Lucy Maud Montgomery, là một trong những cuốn sách mà tôi đã đọc lại hoặc thưởng thức không biết bao nhiêu lần. Cảm giác quen thuộc do đọc đi đọc lại cho phép tôi thoải mái trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong sách, xen kẽ những giai thoại hài hước trong sách vào các cuộc trò chuyện của mình, thậm chí còn cho phép tôi khám phá ra một số điểm sáng của trí tuệ mà trước đây tôi đã bỏ qua. Những cuốn sách Anne của tôi không đẹp đẽ, chúng đã bị mài mòn và trở nên cũ kỹ. Tuy nhiên, chúng luôn ở bên cạnh tôi, sẵn sàng hướng tới, cung cấp tài liệu tham khảo và cơ hội để tôi suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời. Tuy nhiên, nếu tôi không cẩn thận thưởng thức và đọc với tâm lý một lần cho xong thì tôi đã không có được như ngày hôm nay.

Sách vượt qua tuổi tác

Nhà văn Lewis viết trong cuốn ‘Ba cách viết cho trẻ em' (On Three Ways of Writing for Children): "Tôi không cần phải nhắc nhở những độc giả [như bạn] về niềm đam mê của các nhà xuất bản trong việc sắp xếp sách theo nhóm tuổi. Toàn bộ việc phân loại sách không liên quan gì đến thói quen của bất kỳ độc giả thực sự nào". "Một số người trong chúng ta đã bị người lớn chỉ trích vì đọc những cuốn sách đầy tính trẻ con, và khi còn nhỏ, chúng ta đã bị chỉ trích vì đọc những cuốn sách quá sức với mình. Sách dành cho người trưởng thành cũng bị chỉ trích. Không có độc giả thích đọc sách nào lại phải tuân theo nhóm tuổi tác để đọc cả".

Thật không may, chính thói quen "sắp xếp sách gọn gàng theo từng nhóm tuổi" mà Lewis lên án chính là điều sẽ xảy ra khi sách bị vứt ra khỏi cửa ngay khi chúng đọc xong. Lối suy nghĩ này cản trở sự giao tiếp giữa các thế hệ khác nhau, khiến việc truyền sách như vật gia truyền qua các thế hệ là điều không thể. Tuy nhiên, sưu tầm sách có thể mở ra cánh cửa trí tuệ và sự trưởng thành cho người trẻ, đồng thời mang lại tuổi thanh xuân và hy vọng cho người già.

Điều này không có nghĩa là chúng ta không bao giờ nên vứt sách đi. Rốt cuộc, một số tác phẩm văn học rác rưởi tầm thường không đáng để chúng chiếm giữ thời gian và không gian của chúng ta. Tuy nhiên, việc áp dụng cách tiếp cận sắp xếp gọn gàng theo phong cách của Marie Kondo cho tất cả các cuốn sách có thể khiến chúng ta bỏ lỡ một số điều may mắn tuyệt vời nhất trong cuộc sống.

Một ngày nào đó, nếu chúng ta rơi vào một xã hội toàn trị, và những cuốn sách cũng như sự thật chứa đựng trong đó trở thành điều cấm kỵ hoặc khó tìm, chúng ta sẽ ước rằng lẽ ra mình nên nghe theo lời khuyên và trân trọng những cuốn sách trong thư viện của chính mình.

Theo The Epoch Times

Lý Ngọc biên dịch

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài