Hai hãng tàu lớn hàng đầu thế giới áp phụ phí do căng thẳng ở Biển Đỏ

Hai hãng tàu container lớn hàng đầu thế giới là Maersk (Đan Mạch) và CMA CGM (Pháp) quyết định áp dụng phụ phí vận tải, sau khi định tuyến lại các tàu do lo ngại trước đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Houthi ở Biển Đỏ.

1 Hai Hang Tau Lon Hang Dau The Gioi Ap Phu Phi Do Cang Thang O Bien Do

Tàu chở hàng Galaxy Leader treo cờ Bahamas bị các tàu của Houthi áp sát trên Biển Đỏ, ảnh được đăng tải ngày 20-11 - Ảnh: REUTERS

Maersk và CMA CGM nằm trong số các hãng tàu đã đình chỉ việc vận chuyển qua Biển Đỏ tiếp giáp với kênh đào Suez - tuyến đường biển nhanh nhất giữa châu Á và châu Âu, do tình hình an ninh phức tạp ở vùng biển này.

Nhóm phiến quân Houthi đến từ Yemen đã đe dọa tấn công bất kỳ tàu nào qua Biển Đỏ và hướng đến Israel, tuyên bố sẽ chỉ ngừng việc này khi Israel nhượng bộ một số quyền lợi cho người dân Palestine ở Dải Gaza.

Theo Hãng tin Reuters, trích dẫn "sự gián đoạn hoạt động nghiêm trọng", hãng Maersk đã ra thông báo vào cuối ngày 21-12 về các khoản thanh toán bổ sung bao gồm: phụ phí gián đoạn vận chuyển (TDS) có hiệu lực ngay lập tức; và phụ phí mùa cao điểm (PSS) áp dụng từ ngày 1-1.

Phụ phí được áp dụng do các tàu sẽ phải di chuyển trên quãng đường dài hơn.

Cụ thể, các hãng này đang hướng tàu của họ đi vòng quanh mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi, khiến hành trình từ Trung Quốc đến Bắc Âu (thông thường mất khoảng 27 ngày) kéo dài thêm 10 ngày.

Họ cho biết tình trạng hủy chuyến và tăng giá cước dự kiến tiếp tục diễn ra trong quý 1 năm 2024, vì vậy hãng khuyến nghị khách hàng nên đặt chỗ trước từ 4-6 tuần.

Theo Maersk, một container 20 feet tiêu chuẩn sẽ chịu khoản phụ phí tổng cộng 700 USD, gồm 200 USD cho TDS và 500 USD cho PSS

Còn CMA CGM công bố phụ phí 325 USD cho container 20 feet trên tuyến Bắc Âu đến châu Á, và 500 USD trên tuyến châu Á đến Địa Trung Hải.

Công ty Trung Quốc lo doanh số bán xe điện bị ảnh hưởng

Liên quan đến việc vận tải biển gián đoạn ở Biển Đỏ, hãng sản xuất ô tô Trung Quốc Geely nói với Reuters rằng doanh số bán xe điện của họ có thể bị ảnh hưởng, do việc giao hàng đến châu Âu bị chậm trễ.

Hãng Geely - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Trung Quốc theo doanh số bán hàng - cho biết hầu hết các công ty vận tải mà họ sử dụng để xuất khẩu xe sang châu Âu đều có kế hoạch đi vòng quanh miền nam châu Phi.

Đây là "điềm xấu" cho các nhà sản xuất ô tô khác ở Trung Quốc khi họ cũng tìm cách tăng xuất khẩu xe sang châu Âu.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài