Những lưu ý quan trọng khi thuê nhà ở Pháp

Việc thuê nhà khi đi du học là việc rất quan trọng đối với du học sinh. Ai cũng muốn có 1 nơi ở sạch đẹp, an toàn và ổn định đúng không nè? Vậy thì trước khi đặt bút ký hợp đồng nhà thì bạn cần lưu ý những điều gì?

Trước hết thì mình xin miêu tả vài dòng sơ lược về các loại hình thuê nhà tại Pháp dành cho du học sinh. Bình thường thì nhà thuê ở Pháp được chia làm 2 loại chính : thuê phòng trong ký túc xá của trường (campus de l’universite) hoặc là thuê nhà tư nhân ở ngoài (thông qua các agencies ( văn phòng môi giới, hoặc là trực tiếp với chủ nhà, có người bảo lãnh hoặc không…). Dù là cách nào thì bạn cũng có thể chọn ở 1 mình trong những phòng đơn/studio… hoặc là ở chung với những sinh viên khác trong 1 căn hộ có nhiều phòng…

426 Content H 1

Nếu bạn muốn đăng ký thuê phòng trong ký túc xá thì các bạn phải cực kỳ nhanh chân xí chỗ vì campus trường không đủ phòng cho tất cả các sinh viên. Thường các bạn sinh viên sẽ nộp đơn trước khi nghỉ hè để có thể thuê được phòng cho năm học tiếp theo. Ngoài ra còn 1 điểm bất lợi đó là, các ký túc xá của trường sẽ lấy lại phòng vào cuối năm học, đồng nghĩa với việc bạn sẽ “vô gia cư” nếu như bạn quyết định ở lại Pháp trong 3 tháng hè. Còn lại thì, phòng trong ký túc xá có thể nói là tuyệt vời, vì vừa gần trường, vừa đầy đủ đồ đạc, bạn không cần phải mua tủ, kệ, giường… chỉ cần dọn vào và ở! Bên cạnh đó, ký túc xá của trường thì 99,99% người thuê là sinh viên trường bạn rồi, cộng thêm nội quy của mỗi khu, bạn sẽ không cần quá lo lắng về an ninh khu nhà ở của mình. Điểm trừ duy nhất có thể nói là ký túc xá khá đắt hơn ở ngoài ( tương quan giữa diện tích phòng và giá thuê).

Còn thuê nhà tư nhân ở ngoài thì sao? Tùy vào giai đoạn trong năm mà lượng tin đăng nhà cho thuê sẽ nhiều hoặc ít. Thường thì vào khoảng kết thúc năm học hoặc trước khi bắt đầu năm học 1, 2 tháng sẽ có nhiều người đăng tin cho thuê. Ngoài giai đoạn này, những tin đăng tìm nhà không “dày đặc” bằng. Ngoài ra, nhà thuê ở ngoài không phải lúc nào cũng là nhà đã meublé (đã có nội thất bên trong), bạn phải tự mua hoặc tự mang bàn ghế, tủ giường… đến ở, những nhà như thế này thì giá thuê tương đối rẻ hơn so với những nhà đã có đồ đạc sẵn rồi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu xem nhà mình sẽ thuê nằm trong “khu phố” như thế nào, có thuận tiện cho việc đi lại, gần chợ hoặc những tiện ích xung quanh và “khu phố” đó an ninh có tốt không v..v

1. Đúng nơi, đúng lúc, hợp túi tiền

Đừng quá hấp tấp nhưng cũng đừng quá lưỡng lự! Đó là lời khuyên mình dành cho các bạn sắp tìm nhà. Bạn không cần quá vội gật đầu đồng ý trừ khi bạn cực kỳ thích căn nhà đó như là “túp lều lý tưởng” đạt được tất cả các tiêu chí tìm nhà của bạn. Hãy xếp lịch xem nhà và ghi chú những chi tiết để tiện so sánh giữa các căn với nhau. Điều quan trọng hơn cả là bạn nên đặt ra mức giá mà bạn muốn trả và có khả năng trả.

2. Điểm cộng cho phương tiện công cộng

Theo như lời khuyên muôn thuở của các sinh viên lớn hơn và các cựu sinh viên để lại là: có chết cũng phải thuê được nhà gần metro, tramway, bus etc… :)) Vì ở Pháp, hầu hết sinh viên đều di chuyển bằng phương tiện công cộng. Trừ khi bạn ở trong ký túc xá của trường, không thì ưu tiên hàng đầu vẫn là tìm nhà gần tàu xe nhất có thể.

3. Cân nhắc về khoảng cách âm nhà ở

426 Content H1

Nhìn chung ở Pháp, tất cả các căn nhà đều cách âm khá tệ (nếu không nói là quá tệ). Đặc biệt là giữa các phòng và giữa các tầng với nhau. Vậy nên, nếu bạn cần có không gian thật sự yên tĩnh và không thích tiếng ồn, cần sự riêng tư thì nên tìm người ở chung sao cho hợp lý. Bạn cũng nên hỏi trước chủ nhà xem nhà hàng xóm có hay tổ chức tiệc tùng, karaoke thâu đêm hay không để tránh bị “dính đạn” oan. Ngày trước mình có bị một lần chắc nhớ suốt đời, nhà hàng xóm tốt tính phía trên tự nhiên 1 hôm nắng đẹp tổ chức tiệc mấy ngày liền và mình đã nhìn trần nhà suốt đêm vì có 1 tiếng bass “nhẹ” dập êm êm bên tai :)) tai nạn hy hữu nhưng dĩ nhiên là cũng nên đề phòng đúng không nè?

4. Đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”

Ý mình là đọc kỹ hợp đồng trước khi ký đó mà. Thực ra hầu hết mọi người đều sẽ không dành thời gian đọc kỹ hợp đồng thuê nhà. Việc đó rất quan trọng đấy! Chủ nhà có thể đợi để bạn đọc kỹ bản hợp đồng và đặt ra câu hỏi cho họ nếu cần thiết. Vậy nên đừng vội qua loa mà hãy chú ý đến tất cả thông tin trong bản hợp đồng. Ngoài ra, nhất quyết không thuê nếu không có giấy tờ, hợp đồng rõ ràng, trừ khi bạn đang ở trong nhà của họ hàng, chú, bác, cô, dì… trong gia đình.

5. Chụp hình ở tất cả mọi ngóc ngách trong căn nhà bạn sẽ thuê

Lời khuyên chân thành là bạn nên chụp hình lại để đối chứng lúc trả nhà, trên hình chụp có ghi thứ, ngày, tháng thì càng tốt. Chụp công khai và nói với chủ nhà rằng bạn muốn có hình lưu lại để tiện cho việc trả nhà sau này, tránh tối đa những hiểu lầm, vấn đề đáng tiếc xảy ra giữa đôi bên. Vì dù chủ nhà là người thế nào đi chăng nữa, một khi họ đã gian lận, thì họ sẽ lợi dụng đến cùng. Vậy nên hãy tự phòng bị cho bản thân mình bạn nhé!

6. Hướng dẫn hữu ích của hệ thống trường đại học ở từng thành phố

Mỗi hệ thống trường đại học ở các thành phố đều có thông tin cực hữu ích về việc thuê nhà ở cho sinh viên và hầu hết các không gian tiếp tân của mọi trường đều có. Chẳng hạn như là giá thuê nhà trong năm nay bao nhiêu, bạn nên thuê ở đâu trong thành phố cho tiện đi học, những trang web nào để tìm được nhà thuê, thông tin về nhà ở CROUS cho sinh viên, hệ thống résidence d’étudiante của vùng, thành phố, vân vân và mây mây… Theo mình thì đây là nguồn tin rất đáng tham khảo.

ù bạn có thuê phòng trong ký túc xá hay là nhà ở ngoài đi nữa thì việc ký hợp đồng thuê nhà cực kỳ quan trọng, Bạn cần chú ý những điểm này để hạn chế tối đa những vấn đề không may gặp phải trong quá trình thuê nhà và lúc trả nhà nhé! Chúc các bạn một mùa rentrée nhiều suôn sẻ. Đừng ngại đặt câu hỏi nếu bạn có thắc mắc khác nhé!

Nguồn: Straight to the points

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài