Xót mẹ nghèo đau ốm cầu xin đứa con trai từng mang cho 34 năm trước giúp: Gọi không bắt máy

Ở tuổi xế chiều đau ốm bệnh tật, người mẹ đành gọi điện nhờ con trai năm xưa từng mang cho giúp đỡ. Tuy nhiên, người con kiên quyết chối bỏ và không bắt điện thoại.

Người đời thường hay dạy nhau về chữ hiếu, con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng khi mẹ cha già yếu bệnh tật. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ như câu chuyện bên dưới vì cũng không biết trách người con có quá vô tình hay do người mẹ đã lầm sai cách đây hơn 30 năm nên xảy ra bi kịch hôm nay. 

Bà Vương góa chồng, bản thân lại có bệnh nên đi đứng hay sinh hoạt rất bất tiện. Nhiều năm qua, bà phải vay mượn nhiều nơi để có tiền trang trải cuộc sống. Dù có hai người con trai nhưng do làm ăn thất bại nên túng thiếu, không thể nuôi dưỡng mẹ già lúc bệnh tật. 

Trong cảnh cùng đường, bà Vương chợt nhớ đến đứa con trai từng phải cho đi vì điều kiện không cho phép. Năm ấy, nếu đẻ thêm con là phạm luật nên vợ chồng bà không thể nuôi đứa con này. Giờ đây, hoàn cảnh quá ngặt nghèo nên bà muốn gọi điện để nhờ con giúp đỡ. Bà được biết, người con này ăn học đỗ đạt và có việc làm ổn định với thu nhập hằng năm cả trăm triệu. 

132 1 Xot Me Ngheo Dau Om Cau Xin Dua Con Trai Tung Mang Cho 34 Nam Truoc Giup Goi Khong Bat May

(Ảnh minh họa: ntdtv.com)

Tuy nhiên, người mẹ cũng không ngờ đến cái kết con trai không nghe máy dì bà gọi bao nhiêu cuộc. Có lẽ, trong thâm tâm, người con kia vẫn còn giận, còn hận người mẹ đã dứt bỏ mình cho người khác nên giờ không muốn dây dưa. 

"Nó hiện tại hơn ba mươi tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đi làm được hơn mười năm rồi”, người mẹ từng có ý định nhờ truyền thông lan tỏa câu chuyện để người con trai biết được, thay đổi ý định để dang tay giúp mẹ già. 

"Bà muốn cậu ấy báo hiếu sao?", một người đặt câu hỏi.

Đúng vậy, tôi cũng không còn cách nào khác", người mẹ thẳng thắn cho biết ý định của mình. 

Khi câu chuyện chia sẻ rộng rãi đã có nhiều luồng ý kiến tranh cãi xảy ra. Có người đồng ý và thấu hiểu hành động của người con trai. Đôi khi, công sinh không bằng công dưỡng. Năm xưa người con bị cha mẹ mang cho người khác, sống thiếu thốn tình thương máu mủ và phải nỗ lực rất nhiều mới ăn học thành tài như hôm nay. 

Lúc khốn khó, đứa con như món nợ bị hắt hủi do bị vỡ kế hoạch thì cớ gì lúc già yếu bệnh đau lại nhờ vả để xin chút tình thương. Mấy chục năm trời, người mẹ cũng không tìm lại con nên có khác gì người dưng xa lạ, bảo sao con trai ngoảnh mặt ngó lơ? Thậm chí có người còn tình xa khi sợ ban đầu nhận mẹ, rồi nhận thêm 2 người anh trai đang khó khăn nên tốt nhất đời ai nấy sống để không thiệt thân. 

Tuy nhiên, nếu nghĩ lại sẽ thấy đến người dưng xa lạ còn khiến chúng ta mủi lòng thương xót. Bước ra đường, thấy ông bà cụ già nghèo khổ mưu sinh cũng mủi lòng và đến mua giúp vài tờ vé số. Huống gì người đang nhờ giúp lại là mẹ ruột, có thể người con không có chút tình thương vì hơn ba mươi năm ròng không được sưởi ấm bằng tình máu mủ nhưng lòng trắc ẩn là điều tiềm ẩn ở mọi người, sao đành đoạn ngó lơ được?

Chưa kể bao đời nay đã chứng minh, con cái hiếu thảo với cha mẹ chỉ có “được” chứ không “mất”. Đôi khi biết gạt bỏ hận thù, tức giận trong lòng để sống phải đạo trời lại gặp được nhiều duyên lành, quý nhân giúp đỡ. 

Câu chuyện cũng là lời nhắc đến mọi người về vấn đề trách nhiệm với con cái. Người lớn không thể vì vui thú thể xác, không tự bảo vệ bằng những biện pháp phòng tránh thai để rồi vỡ kế hoạch hay chối bỏ con cái. Những đứa trẻ không thể tự quyết định mạng sống hay số phận của mình khi chúng còn trong bụng mẹ, thay vào đó là trách nhiệm từ người lớn.

Nguồn: DKN.tv

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài