Trung Quốc nhắm đến việc tạo dựng một sân bay chiến lược ở Thái Bình Dương?

Một sân bay bỏ hoang trên một hòn đảo xa xôi ở Cộng hòa Kiribati (khu vực Thái Bình Dương) có thể sớm được Trung Quốc nâng cấp.

Hai quốc gia đã tái thiết lập quan hệ cách đây hai năm và đã bắt tay vào các dự án hợp tác mới, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, trao đổi thương mại và văn hóa.

132 1 Trung Quoc Nham Den Viec Tao Dung Mot San Bay Chien Luoc O Thai Binh Duong

Một số nhà quan sát nói Trung Quốc có thể đang đi một quân cờ quan trọng ở Thái Bình Dương - và Mỹ không thể làm gì được. Nếu các bản tin trên truyền thông là đúng, điều này có thể mang lại cho Bắc Kinh một căn cứ không quân ở một vị trí vô cùng chiến lược, giữa Bắc Mỹ và New Zealand, có khả năng mang lại cho quân đội Trung Quốc phạm vi rộng lớn hơn nhiều trong một khu vực quan trọng và ngày càng căng thẳng, The War Zone nhận định.

Reuters lần đầu tiên đưa tin về những phát triển của Trung Quốc ở Kiribativí dụ như việc cải tiến một cây cầu liên kết với đường băng của sân bay nói trên, vào ngày 5 tháng 5 năm 2021, dựa trên thông tin từ chính trị gia Kiribati, Tessie Lambourne.

“Chính phủ (Kiribati) không phải chịu chi phí và các chi tiết khác ngoài một nghiên cứu khả thi cho việc cải tạo đường băng và cầu,” Lambourne, người thành lập Đảng Boutokaan Kiribati Moa vào năm ngoái, đối lập với đảng Tobwaan Kiribati của Tổng thống Taneti Maamau, nói với Reuters.

“Phe đối lập sẽ tìm kiếm thêm thông tin từ chính phủ trong thời gian thích hợp.” Địa điểm của sân bay trên đảo Kanton, còn được viết là là Canton, một phần của quốc gia quần đảo Kiribati. Sân bay này hiện có một đường băng duy nhất có thể sử dụng được, có chiều dài gần 2,1km , mặc dù tổng chiều dài chưa được cải tiến là gần 2,7km, dựa trên hình ảnh vệ tinh . Hòn đảo có hình chiếc ruy băng này chỉ rộng 15 dặm vuông, dân số khoảng 20 người, là một phần của quần đảo Phoenix. Các đảo khác thuộc quần đảo này không có người ở.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đường băng của đảo san hô này đã được Lực lượng Không quân Mỹ sử dụng như một phần của cầu hàng không giữa Hawaii và Nam Thái Bình Dương.

Sau chiến tranh, các nhà khai thác dân sự cũng sử dụng nó làm một điểm dừng chân xuyên Thái Bình Dương. Mỹ cũng sử dụng hòn đảo này để theo dõi không gian và tên lửa cho đến cuối những năm 1960.

Ngày nay, Sân bay đảo Canton chỉ được sử dụng cho các trường hợp khẩn cấp. Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Canberra do Bộ Quốc phòng Úc tài trợ một phần, tỏ ra lo ngại trong một bài báo hồi tháng 9 năm 2020 rằng Bắc Kinh có khả năng bồi lấp đáy biển và mở rộng các đảo ở Kiribati, như đã làm đối với một số thực thể ở Biển Đông.

Bài báo cáo buộc Trung Quốc “tiến gần tới việc đạt được quyền kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trên biển xuyên Thái Bình Dương dưới chiêu bài hỗ trợ phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Trên thực tế, hòn đảo sẽ trở thành “một tàu sân bay cố định”, theo một nhà phân tích quân sự. Và nếu nó trở thành một cơ sở quân sự, đường băng rất có thể sẽ được sử dụng làm căn cứ cho rất nhiều máy bay do thám không người lái của quân đội Trung Quốc. Tất nhiên là phía Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc này.

Anh Minh

Nguồn: tienphong.vn

 


© 2024 | Thời báo PHÁP



 

Related Articles

Liên hệ

logo thoibaophap trans white 160x65

Thời báo PHÁP

22-34 rue Jules Verne, Levallois-Perret

Paris 92300

Tìm bài